Góc nhìn chuyên gia

Bụi từ các trại chăn nuôi bò sữa không có khả năng gây nguy hiểm cho cộng đồng sinh sống gần đó
Rob Dungan – nhà vi sinh vật học tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) đang nghiên cứu mô hình phát tán và mang theo các bioaerosols (các vi sinh vật trong không khí, tác nhân gây bệnh).

 ARS là cơ quan nghiên cứu khoa học của USDA, và công trình nghiên cứu này hỗ trợ các ưu tiên của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Dungan hiện đang công tác tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Đất trồng và Thủy lợi khu vực Tây Bắc của ARS ở Kimberly, Idaho.

 

Ở miền Tây nước Mỹ, bò sữa được nuôi nhốt trong chuồng nuôi ngoài trời hoặc trong một hệ thống kết hợp sân chuồng và các chuồng nuôi không cầm, cột (bò được đi lại tự do).

 

Các cư dân sống ở gần đó muốn biết liệu họ sống gần với các cơ sở chăn nuôi này có bị tăng nguy cơ tiếp xúc với các vi sinh vật trong không khí và nội độc tố hay không.

 

Trong một nghiên cứu, Dungan và các cộng sự của mình đã thiết lập ba điểm lấy mẫu tại chuồng nuôi bò không cầm, cột (bò được đi lại tự do) của 10.000 con bò sữa để đo lại các vi sinh vật có nội độc tố trong không khí và vi sinh vật có thể nuôi được, chẳng hạn như vi khuẩn và nấm ở các thời điểm khác nhau là mùa thu, mùa xuân và mùa hè.

 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hàm lượng nội độc tố tổng thể trung bình có thể hít phải trong không khí là 5 đơn vị nội độc tố (EU)/m3 không khí ở độ cao 655 feet theo hướng gió của chuồng, 426 và 56 EU/ m3 không khí ở độ cao 165 và 655 feet tương ứng theo hướng gió của chuồng.

 

Tại khu vực gần chuồng nuôi, hàm lượng nội độc tố vào ban đêm cao hơn đáng kể so với buổi sáng và có nồng độ tương tự vào buổi chiều.

 

Các nhà khoa học cho rằng, hàm lượng cao hơn là do hoạt động chăn nuôi đã gia tăng và tốc độ gió thấp hơn trong khoảng thời gian đó.

 

Nhưng tại hai địa điểm khác, hàm lượng nội độc tố không có thay đổi đáng kể nào trong 24 giờ.

 

Các mẫu về hàm lượng vi khuẩn cho thấy một mô hình tương tự, với số lượng vi khuẩn cao nhất  là 84.000 vi khuẩn/m3 không khí khi đo ở gần chuồng.

 

Hai địa điểm khác là dưới 8.000 vi khuẩn/m3 không khí.

 

Cũng giống như hàm lượng nội độc tố hàng ngày, hàm lượng vi khuẩn gần chuồng nuôi đã tăng lên đáng kể vào ban đêm, nhưng hàm lượng tại các vị trí xa hơn theo hướng gió thì không tăng.

 

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 11-12 năm 2013.

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác