Hệ thống tưới và Hệ thống tưới phân

Phương pháp xác định độ ẩm đồng ruộng - cơ sở để xác định mức tưới và lựa chọn hệ thống tưới

Lượng nước tối đa mà đất có thể giữ lại trong nội bộ của nó sau khi mưa hoặc sau lúc tưới gọi là ‘sức chứa nước cao nhất ngoài đồng’ hoặc ‘độ chứa ẩm đồng ruộng lớn nhất’.


 

Sau đây là 1 ví dụ để xác định độ ẩm đồng ruộng cho cây thanh long, tại Bình Thuận. Đối với các loại cây trồng khác, chúng ta cũng xác định tương tự

 

 

- Độ ẩm đồng ruộng được xác định tại các điểm làm thí nghiệm tốc độ thấm hút và một số vị trí khác trong khu mô hình.
 

- Phương pháp xác định:

Dùng phương pháp cân sấy : Mẫu đất được lấy sau 24h tại các vị trí thí nghiệm thấm và tại luống cây lô 1 (cây 3 năm tuổi) được tưới từ ngày hôm trước, độ sâu lấy mẫu tại tầng 20 và 30 cm. Cân mẫu đất tươi và đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050C trong 8 giờ, sau đó cân trọng lượng khô, tính toán độ ẩm của mẫu đất theo % trọng lượng đất khô, kết quả như sau :

 

- Ô thí nghiệm lô 1:
 

 

           + Tầng 20 cm bđr = 23,42%
 

 

           + Tầng 30 cm bđr = 17,95%
 

 

- Ô thí nghiệm lô 2:
 

 

            + Tầng 20 cm bđr = 22,98%
 

 

             + Tầng 30 cm bđr = 17,82%
 

 

- Ô thí nghiệm lô 5:
 

 

            + Tầng 20 cm bđr = 22,29%
 

 

             + Tầng 30 cm bđr = 18,32%
 

 

- Ô thí nghiệm lô 7:
 

 

            + Tầng 20 cm bđr = 22,91%
 

 

             + Tầng 30 cm bđr = 18,12%
 

 

 - Khu đối chứng:
 

 

          + Tầng 20 cm bđr = 22,78%
 

 

                     + Tầng 30 cm bđr = 18,15%
 

 

Tầng 30 cm độ ẩm đồng ruộng có giá trị nhỏ hơn tầng 20 cm do chiều sâu tầng đất canh tác tại các khu trồng thanh long thường khá nông. Tầng đất phía dưới rất chặt. Để tính toán chế độ tưới cho cây thanh long trong khu thí nghiệm chọn độ ẩm đồng ruộng trung bình   bđr = 22

% TLĐK

.

Nguồn: CWE
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác