TT Sữa & nguyên liệu SXTĂ gia súc Thế Giới

Thị trường thức ăn chăn nuôi – đậu tương, khô đậu tương tuần từ 29/12/2011 – 03/01/2012

Lo ngại về hạn hán tại khu vực Nam Mỹ đã hỗ trợ giá đậu tương và khô đậu tương tăng điểm trên sàn CBOT

Thị trường thế giới, hiện tượng La Nina đang hoành hành tại khu vực Nam Mỹ đã kéo giá đậu tương và khô đậu tương tăng liên tiếp trong 2 tuần gần đây. Trung bình tuần trước, đậu tương và khô đậu tương CBOT đạt lần lượt 1195,9 Uscent/bushel và 308,45 USD/tấn ngắn, tăng thêm 3,8% và 4,02% so với tuần trước đó. Nhưng cũng giống như ngô và lúa mỳ, tính chung cả tháng 12, giá đậu tương và khô đậu tương vẫn giảm lần lượt 2,04% và 2,55% so với tháng trước, chỉ đạt 1143,1 Uscent/bushel và 290,92 USD/tấn ngắn.

Tình hình thời tiết khô hạn vẫn chưa được cải thiện nên phiên thứ 3 (03/01), ngay sau khi trở lại từ kỳ nghỉ lễ năm mới, đậu tương trên sàn Chicago tăng khá mạnh 19,6 cent và đạt mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua (1218,2 Uscent/bushel).

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ 3 (03/01), khô đậu tương CBOT tăng thêm 6,4 USD/tấn ngắn, giao dịch ở mức 315,8 USD/tấn ngắn.

Giá khô đậu tương xuất FOB tại một số thị trường (USD/tấn)

Thị trường

Giá tuần trước
(USD/tấn-FOB)

Thay đổi so với
tuần trước (%)

Thay đổi so
với cùng kỳ năm trước (%)

Mỹ

338

0.6

-16.0

Brazil

322

4.7

-14.7

Argentina

322

3.1

-14.9

Nguồn: CSDL AgroMonitor

 

Diễn biến giá đậu tương Chicago, T5/11-T1/12 (Uscent/bushel)

Nguồn: CME 

 

Diễn biến giá khô đậu tương Chicago, T4/11–T1/12 (USD/tấn ngắn)

Nguồn: CME

 

Đối với Việt Nam, tuần cuối tháng 12, khô đậu tương là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất, đạt 161,5 nghìn tấn, trị giá trên 66 triệu USD, chiếm 72% lượng cũng như trị giá nhập khẩu TACN và nguyên liệu trong tuần. Đáng chú ý nhất là sự nhập khẩu trở lại mạnh mẽ từ thị trường Argentina, với 95,5 nghìn tấn, trị giá 40,5 triệu USD, chiếm thị phần gần 60%. Trong khi đó, nhập khẩu từ Ấn Độ vẫn được duy trì tốt với 51,7 nghìn tấn, trị giá 19,7 triệu USD, chiếm thị phần khoảng 32%. Về đơn giá nhập khẩu, nhập khẩu từ Ấn Độ vẫn đang ở mức thấp, trung bình chỉ 380 USD/tấn (CFR), giảm khoảng 10 USD/tấn so với tuần trước. Tuy nhiên giá từ Argentina cũng giảm khá mạnh từ 20 – 30 USD/tấn so với nửa đầu tháng 12, trung  bình chỉ còn 420 USD/tấn (CFR) cũng tạo sức hút lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nguồn: agromonitor.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010