Ngành sữa
Thảo nguyên này được biết đến với những đồng cỏ xanh tít tắp và những công nhân ngày đêm bận rộn với “công cuộc cải cách trắng” mang về xuôi những “sản vật” khó nơi nào có được.
Năm 1995 xã Cảnh Hưng (Tiên Du) có 5 con bò sữa giống, đến nay đàn bò sữa của xã đã lên đến gần 300 con. Bình quân 1 con bò cho khoảng từ 15 - 20 kg sữa/ngày, với giá thành từ 10.000 - 12.000 đồng/kg sữa. Một năm bò sữa cho khai thác 10 tháng, sản lượng sữa đạt 4,7 - 5 tấn/năm. Mỗi năm trung bình cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/con.
Một số huyện ven đô Hà Nội, Vĩnh Phúc- vùng chăn nuôi bò sữa truyền thống của các tỉnh phía Bắc đang đô thị hóa quá nhanh, đẩy dần đàn bò sữa dời khỏi các vùng này. Trong sự dịch chuyển ấy, Hà Nam nổi lên như một tỉnh nuôi bò sữa tiềm năng.
Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội được thành lập vào ngày 21/12/2001 tiền thân là Ban quản lý dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Tây ( nay là TP Hà Nội).
Tiếp tục kết quả thành công của chương trình Sind hóa đàn bò trên địa bàn Hà Nội, trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã đưa nhiều giống bò thịt cao sản và lai tạo như Droughtmaster, Brahman, Limousine…riêng con lai Droughtmaster là cho kết quả tốt nhất và đang được triển khai nhân rộng trên địa bàn Hà Nội có hiệu quả.
Trong 10 năm xây dựng và phát triển, có thể nói trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp các ngành của các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Bên cạnh đó cũng phải kể đến việc phối hợp chặt chẽ với các Doanh nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
Mười năm, một chặng đường chưa dài song đối với Trạm Phát triển chăn nuôi các huyện thị xã đơn vị thuộc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà nội bước đầu đã có những dấu ấn bằng những bước trưởng thành theo năm tháng. Bảy năm về trước, các Trạm Phát triển chăn nuôi được thành lập ngày 11/11/2004 với tên gọi là “Tổ dịch vụ kỹ thuật bò sữa”, với 14 tổ đặt tại các huyện, thị xã. Các Tổ có nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, sản xuất chế biến thức ăn xanh, tinh cho hộ chăn nuôi bò thịt, bò sữa; phối hợp với địa phương quản lý giống bò sữa, bò thịt; đồng thời thực hiện triển khai các chính sách tới hộ chăn nuôi; dịch vụ cung ứng các loại vật tư kỹ thuật phục vụ chăn nuôi (giống, thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị khác…); Dịch vụ tiêu thụ và bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật phối giống, thú y cho các tổ chức và hộ chăn nuôi… Tuy nhiên, khi đó do mới hình thành nên ngay về mặt tổ chức cũng chưa hoàn thiện, hoạt động của các Trạm gặp vô vàn khó khăn cả về chuyên môn cũng như cả về con người, hơn thế nữa cơ sở vật chất hoàn toàn chưa có gì… Thậm chí đã có lúc các tổ dịch vụ đứng trước nguy cơ tan rã, giải thể, một tâm lý lo lắng, không yên tâm luôn đè nặng lên từng cán bộ.
Bình quân mỗi người VN mới tiêu thụ 11 lít sữa/năm, quá thấp so với các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc... Về khả năng sản xuất, hiện ngành chăn nuôi trong nước mới sản xuất được cho mỗi người dân 3,2 kg sữa/năm, tương đương với 28% nhu cầu tiêu dùng.
Sáng ngày 21/12, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) tổ chức hội nghị Sơ kết 3 năm phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư và Kỷ niệm 10 năm thành lập. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đã tới dự.